Thủ tục ly hôn và nguyên tắc chia tài sản chung trong hôn nhân

Riêng 6 tháng đầu năm 2024, có 4.235 cặp đôi kết hôn và 2.696 vụ ly hôn, tỉ lệ ly hôn chiếm trên 63%. Và số vụ ly hôn dự báo sẽ còn tăng cao trong 2 tháng cuối năm.  Tỉ lệ ly hôn ngày càng gia tăng và không có dấu hiệu dừng lại, đặc biệt là giới trẻ. Vậy thủ tục ly hôn gồm những bước nào và giải quyết tranh chấp chia tài sản trong thời kì hôn nhân như thế nào?

1.Thụ tục ly hôn

Theo quy định hiện hành hiện ly hôn gồm có hai hình thức:

1.1. Ly hôn thuận tình

Ly hôn thuận tình là việc hai bên vợ chồng tự nguyện ly hôn, thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ ly hôn thuận tình bao gồm:

– Đơn xin ly hôn thuận tình

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

– Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của cả hai vợ chồng

– Bản sao giấy khai sinh của con chung (nếu có)

– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú của cả hai vợ chồng

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hai bên vợ chồng nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng có hộ khẩu thường trú hoặc nơi vợ chồng đang cư trú.

Bước 3: Tòa án thụ lý hồ sơ

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn;

Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Bước 4: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn

Sau khi hòa giải thành, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay.

1.2. Ly hôn đơn phương

Ly hôn đơn phương là một bên vợ chồng yêu cầu ly hôn, không được sự đồng ý của bên còn lại.

Thủ tục ly hôn đơn phương như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm:

– Đơn xin ly hôn

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

– Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của cả hai vợ chồng

– Bản sao giấy khai sinh của con chung (nếu có)

– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú của cả hai vợ chồng

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu ly hôn nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Bước 3: Tòa án thụ lý hồ sơ

Tòa án sẽ thụ lý hồ sơ và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ.

Bước 4: Xét xử

Tòa án sẽ xét xử vụ án ly hôn đơn phương. Nếu Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn của người yêu cầu thì sẽ ra quyết định ly hôn.

Bước 5: Thi hành quyết định ly hôn

TƯ VẤN CHIA TÀI SẢN CHUNG KHI LY HÔN - Luật sư Quang Sáng

2. Nguyên tắc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Chia tài sản chung của vợ chồng là điều tất yếu sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện việc ly hôn. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP như sau:

  1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:
  2. a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
  3. b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
  4. Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
  5. Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.
  6. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
  7. a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
  8. b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
  9. c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
  10. d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

  1. Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.
  2. Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng có nghĩa vụ như nhau đóng góp vào nhu cầu đời sống của con chung gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *