Thời hạn điều tra và quyết định truy nã

1. Thời hạn điều tra theo quy định tại Điều 172 BLTTHS năm 2015 được tính như sau:
“1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
3. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
4. Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Như vậy, thời hạn điều tra được hiểu là thời hạn điều tra ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 172 và cả thời gian được gia hạn thêm theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 172 BLTTHS năm 2015. Tổng thời hạn điều tra ngay cả trong trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án không vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều 172 BLTTHS, hết thời hạn nêu trên được xem là hết thời hạn điều tra.
2. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 229 BLTTHS năm 2015, thì “trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra” Như vậy, trường hợp đang điều tra mà xác định được bị can bỏ trốn thì Cơ quan điều tra phải ra Quyết định truy nã bị can, sau đó ra Quyết định tạm đình chỉ điều tra.
Việc ban hành quyết định tạm đình chỉ điều tra không phụ thuộc vào việc hết thời hạn điều tra hay chưa mà phụ thuộc vào thực tiễn giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng.

MỌI THẮC MẮC VỀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DÂN SỰ, HÌNH SỰ, ĐẤT ĐAI, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, DOANH NGHIỆP…

Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật qua số điện thoại: 0961 523 300 (Luật sư Quỳnh Mi)

Hoặc đến làm việc trực tiếp tại:

Văn phòng Luật sư Đức Trọng

Địa chỉ: Tầng 3, TTC Plaza Đức Trọng, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín – tận tâm – chuyên nghiệp, mang đến giải pháp hiệu quả và đúng pháp luật cho từng trường hợp cụ thể.

Rất mong nhận được sự tin tưởng và hợp tác của quý khách!

Trường hợp cơ quan điều tra được nhập vụ án hình sự để tiến hành điều tra

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *