Người thế nào được coi là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi? Thủ tục nào để xác định họ thuộc trường hợp nào? Trường hợp chưa có quyết định của Tòa án tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi?

Người thế nào được coi là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi? Thủ tục nào để xác định họ thuộc trường hợp nào? Trường hợp chưa có quyết định của Tòa án tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi?

– Khoản 1 Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là “người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự”. Theo quy định trên, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại một thời điểm nhất định do tình trạng thể chất hoặc tinh thần của họ nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự theo Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015.

Ví dụ: Một người do bị chấn thương mà bị tổn thương thần kinh, dẫn đến ảnh hưởng khả năng nhận thức, làm chủ hành vi trong khoảng thời gian chữa bệnh, sau đó người này hồi phục hoặc không thể hồi phục hoàn toàn nên có lúc nhận thức, làm chủ được hành vi, có lúc không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Để xác định một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, khoản 1 Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ”.

Một người chỉ bị coi là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi đã có quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên bố người đó có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Do vậy, trường hợp chưa có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

MỌI THẮC MẮC VỀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DÂN SỰ, HÌNH SỰ, ĐẤT ĐAI, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, DOANH NGHIỆP…

Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật qua số điện thoại: 0961 523 300 (Luật sư Quỳnh Mi)

Hoặc đến làm việc trực tiếp tại:

Văn phòng Luật sư Đức Trọng

Địa chỉ: Tầng 3, TTC Plaza Đức Trọng, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín – tận tâm – chuyên nghiệp, mang đến giải pháp hiệu quả và đúng pháp luật cho từng trường hợp cụ thể.

Rất mong nhận được sự tin tưởng và hợp tác của quý khách!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *