I. Khái niệm Hợp đồng vay tài sản
Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn, bên vay phải trả lại tài sản cùng loại đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Tranh chấp vay tài sản là tranh chấp phát sinh khi một bên không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn, trả không đủ, hoặc có hành vi chối bỏ nghĩa vụ. Tranh chấp cũng có thể liên quan đến việc tính lãi, thỏa thuận lãi suất, hoặc hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định pháp luật
II. Các dạng tranh chấp vay tài sản thường gặp
1. Tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ
- Bên vay không thực hiện đúng thời hạn, không trả đầy đủ số tiền đã vay, hoặc chối bỏ việc vay mượn.
- Có thể phát sinh khi một bên mất năng lực hành vi dân sự, qua đời hoặc bị mất liên lạc.
2. Tranh chấp về lãi suất và cách tính lãi
- Thoả thuận lãi không rõ ràng
- Lãi suất quá cao vượt mức pháp luật cho phép (không quá 20%/năm – Điều 468 BLDS).
- Tòa án sẽ tuyên vô hiệu phần lãi suất vượt trần, bên vay không phải trả phần này.
3. Tranh chấp không có hợp đồng vay bằng văn bản
- Vay bằng lời nói, mạng xã hội (tin nhắn, ghi âm), hoặc qua bên thứ ba chứng kiến.
- Tòa án chỉ giải quyết nếu bên khởi kiện cung cấp được chứng cứ xác thực như:
- Sao kê tài khoản ngân hàng,
- Vi bằng (nếu có lập trước hoặc sau khi phát sinh nợ),
4. Tranh chấp có dấu hiệu hình sự
- Bên vay có hành vi gian dối khi vay (giả tạo hoàn cảnh, dùng giấy tờ giả, cố ý không trả, bỏ trốn…) có thể bị khởi tố hình sự:
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Điều 174 BLHS;
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – Điều 175 BLHS.
III. Điều kiện và trình tự khởi kiện vụ án vay tài sản
1. Điều kiện khởi kiện
- Có tranh chấp thực tế phát sinh;
- Có tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu là có căn cứ
2. Hồ sơ khởi kiện cần có:
- Đơn khởi kiện
- Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực giấy vay tiền, tài liệu giao dịch;
- CCCD
- Tài liệu chứng minh tài sản
4. Tòa án có thẩm quyền giải quyết:
- Tòa án nhân dân cấp khu vực nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc có tài sản.
IV. Khuyến nghị của Văn Phòng Luật sư Đức Trọng
Để hạn chế tối đa rủi ro pháp lý và tăng khả năng thu hồi nợ, các cá nhân và doanh nghiệp nên:
-
Luôn lập hợp đồng vay bằng văn bản, ghi rõ thời gian, lãi suất, phương thức trả;
-
Sử dụng tài khoản ngân hàng hoặc chứng cứ điện tử trong giao dịch;
-
Lập vi bằng giao nhận tiền nếu khoản vay lớn;
-
Tham khảo ý kiến luật sư trước khi cho vay hoặc khởi kiện để đánh giá khả năng thu hồi và hướng xử lý phù hợp.
Đội ngũ Luật sư của chúng tôi sẵn sàng cho những tư vấn chuyên sâu hơn cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan đến các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính, thừa kế, hôn nhân gia đình, đất đai, xây dựng, lao động, kinh doanh, thương mại, hợp đồng, sở hữu trí tuệ, các vụ việc có yếu tố nước ngoài…. theo địa chỉ và thông tin liên lạc dưới đây:
PHÒNG PHÁP LÝ – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỨC TRỌNG
Trụ sở chính | Tầng 3, Tòa nhà Thương mại TTC Plaza Đức Trọng, 713 Quốc lộ 20, Đức Trọng, Lâm Đồng. |
Văn phòng tại TP. HCM | 520/75 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình, TP. Hồ Chí Minh. |
Hotline | 0961 523 300 |
Website | luatductrong.com |
ls.quynhmi@gmail.com |