Thủ tục ly hôn và nguyên tắc chia tài sản chung trong hôn nhân

I. Thủ tục ly hôn

1. Xác định loại ly hôn phù hợp:

Trước khi tiến hành ly hôn, cần xác định đúng loại ly hôn để chuẩn bị hồ sơ và thủ tục phù hợp:

  • Ly hôn thuận tình: Cả hai bên cùng đồng ý ly hôn và đã thoả thuận được các vấn đề liên quan (con chung, tài sản, nợ chung…)
  • Ly hôn đơn phương: Một bên muốn ly hôn, bên kia không đồng ý hoặc có tranh chấp về con, tài sản, nợ..

2. Chuẩn bị hồ sơ ly hôn

2.1. Đơn xin ly hôn theo mẫu của Toà án (loại thuận tình hoặc đơn phương tuỳ trường hợp)

2.2. Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính). Nếu bị mất, cần xin trích lục tại nơi đăng ký kết hôn.

2.3. CCCD/CMND của vợ chồng bảo sao y chứng thực

2.4. Giấy khai sinh của con (nếu có), bản sao y chứng thực

2.5. Giấy chứng minh tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, hợp đồng mua bán…)

3. Nộp hồ sơ và theo dõi quá trình giải quyết

  • Nộp tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú (đơn phương) hoặc nơi một trong hai người cư trú (thuận tình).
  • Án phí:
  • Án phí ly hôn không có tranh chấp tài sản: Tạm ứng từ 300.000 đồng
  •  Nếu có tranh chấp tài sản: Án phí được tính dựa trên trở lên giá trị tài sản. Thời gian giải quyết theo quy định của pháp luật.

II. Nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng

1. Tài sản nào được coi là tài sản chung?

Theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014: 

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.”
2. Cách chia tài sản khi ly hôn 
Nếu hai bên tự thoả thuận được về việc chia tài sản, Toà án sẽ công nhận sự thoả thuận đó nếu không trái quy định pháp luật. Nếu không thoả thuận được, Toà án sẽ phân chia theo các nguyên tắc tại khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Nguyên tắc chia đôi nhưng có xét đến yếu tố công bằng, gồm:
– Công sức đóng góp;
– Hoàn cảnh mỗi bên;
– Lỗi của mỗi bên trong quan hệ hôn nhân;
– Bảo vệ quyền lợi phụ nữ, con chưa thành niên hoặc người yếu thế.
Toà án công nhận nếu thoả thuận hợp pháp. Nếu không thoả thuận được Toà án phân chia theo nguyên tắc pháp luật.
Ví dụ: Nếu vợ là người nuôi con nhỏ, không có thu nhập ổn định, Toà có thể chia phần nhiều hơn để đảm bảo đời sống.
Ly hôn là bước ngoặt lớn, ảnh hưởng đến cả tâm lý, tài chính và quyền lời các bên, đặc biết là con cái. Do đó, trước khi tiến hành nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng cứ liên quan; cân nhắc giải pháp hoà giải nếu còn khả năng hàn gắn; tham khảo ý kiến luật sư để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, tránh thiệt hại về tài sản về quyền nuôi con.

Đội ngũ Luật sư của chúng tôi sẵn sàng cho những tư vấn chuyên sâu hơn cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan đến các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính, thừa kế, hôn nhân gia đình, đất đai, xây dựng, lao động, kinh doanh, thương mại, hợp đồng, sở hữu trí tuệ, các vụ việc có yếu tố nước ngoài…. theo địa chỉ và thông tin liên lạc dưới đây:

PHÒNG PHÁP LÝ – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỨC TRỌNG

Trụ sở chính Tầng 3, Tòa nhà Thương mại TTC Plaza Đức Trọng, xã Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Văn phòng tại TP. HCM 520/75 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM 
Hotline 0961 523 300
Website luatductrong.com
Email ls.quynhmi@gmail.com
Văn phòng Luật sư Đức Trọng
Lấy Đức làm Trọng – Chấp pháp nghiêm minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *