I. Quy trình tố tụng dân sự
1. Khái niệm tranh chấp dân sự
Tranh chấp dân sự là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các cá nhân, tổ chức trong các lĩnh vực dân sự như hợp đồng, tài sản, hôn nha – gia đình, thừa kế, quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự… Đây là một trong những loại tranh chấp phổ biết nhất trong đời sống xã hội.
Ví dụ: Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất, tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp chia tài sản sau ly hôn, tranh chấp thừa kế
2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp dân sự
Việc giải quyết tranh chấp dân sự được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản:
- Bình đẳng trước pháp luật: Các bên đều có quyền và nghĩa vụ như nhau khi tham gia tố tụng.
- Tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự: Đương sự có quyền thoả thuận, hoà giải, yêu cầu, thay đổi hoặc rút yêu cầu.
- Xét xử công khai, bảo đảm quyền bào chữa.
- Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và tôn trọng sự thật khách quan.
3. Các bước tố tụng giải quyết tranh chấp dân sự
Bước 1: Thoả thuận/hoà giải trước khi khởi kiện
Trước khi khởi kiện ra Toà án, các bên có thể tự thương lượng hoặc nhờ đến tổ hoà giải ở cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền. Nếu không đạt được thoả thuận, đương sự có thể tiến hành khởi kiện.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu (theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự);
- Tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc;
- Bản sao giấy tờ tuỳ thân của người khởi kiện (CMND/CCCD, hộ khẩu);
- Các giấy tờ chứng minh quyền và lợi ích bị xâm phạm.
Bước 3: Nộp đơn khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền
Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở thường là nơi có thẩm quyền. Trong một số trường hợp đặc biệt (tranh chấp đất đai, thừa kế…), pháp luật có quy định riêng về thẩm quyền theo lãnh thổ.
Bước 4: Thụ lý vụ án
Sau khi nhận đơn hợp lệ, Toà án ra thông báo nộp tạm ứng án phí. Khi người khởi kiện nộp án phí, Toà án sẽ ra quyết định thụ lý vụ án và tiến hành các bước tố tụng tiếp theo.
Bước 5: Hoà giải và chuẩn bị xét xử
Trong giai đoạn này, Toà án tiến hành:
- Xác minh, thu thập chứng cứ;
- Tổ chức đối chất, làm rõ mâu thuẫn;
- Tiến hành hoà giải theo quy định pháp luật (Trừ những vụ việc không được hoà giải theo Điều 206 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Nếu hoà giải thành, vụ án sẽ được đình chỉ. Nếu không thành, Toà án sẽ đưa vụ án ra xét xử.
Bước 6: Xét xử sơ thẩm
Toà án mở phiên toà sơ thẩm để xem xét toàn bộ nội dụng vụ án. Căn cứ vào kết quả tranh tụng và chứng cứ, Hội đồng xét xử sẽ ra bản án sơ thẩm.
Bước 7: Phúc thẩm (nếu có)
Nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm, các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án. Toà án cấp phúc thẩm sẽ xét xử lại vụ án theo yêu cầu người kháng cáo.
Bước 8: Thi hành án
Bán án dân sự có hiệu lực pháp luật là cơ sở để thi hành án. Đương sự có thể tự nguyện thi hành hoặc bị cưỡng chế thi hành nếu không chấp hành đúng quy định.
4. Lưu ý khi tham gia tố tụng dân sư
- Cần chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ và chứng cứ
- Có thể uỷ quyền luật sư để được tư vấn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
- Cần theo sát tiến trình tố tụng để không bị lở thời hiệu hoặc quyền kháng cáo.
Do đó, việc năm rõ quy trình tố tụng dân sự giúp người dân bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi gặp tranh chấp, nên ưu tiên giải quyết bằng thường lượng hoặc hoà giải, chỉ nên khởi kiện khi không còn giải pháp nào khác. Trong mọi trường hợp, nên tìm đến sự hỗ trợ của luật sư hoặc chuyên gia pháp để đảm bảo quyền lợi cao nhất.
II. Dịch vụ pháp lý giải quyết tranh chấp dân sự
Hiểu rõ những thắc mắc, khó khăn, Văn phòng Luật sư Đức Trọng mang đến dịch vụ tư vấn và đại diện pháp lý toàn diện trong lĩnh vực tranh chấp dân sư, với mục tiêu đồng hành cùng khách hàng bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng.
1.1. Hỗ trợ tư vấn, thương lượng, hoà giải
Trước khi đưa tranh chấp ra Toà án, Văn phòng Luật sư Đức Trọng luôn khuyến khích khách hàng lựa chọn con đường thương lượng, hòa giải để bảo vệ mối quan hệ giữa các bên và tiết kiệm chi phí tố tụng. Luật sư sẽ:
-
Phân tích quy định pháp luật áp dụng cho vụ việc;
-
Tư vấn chiến lược thương lượng;
-
Đại diện khách hàng làm việc với bên tranh chấp;
-
Soạn thảo biên bản thỏa thuận nếu đạt được kết quả hòa giải.
1.2. Đại diện khách hàng khởi kiện tại Toà án
Văn phòng Luật sư Đức Trọng đại diện khách hàng:
-
Soạn thảo đơn khởi kiện;
-
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý;
-
Nộp hồ sơ và làm việc với Tòa án;
-
Tham gia phiên đối chất, hòa giải và xét xử với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
1.3. Thu thập chứng cứ và xây dựng hồ sơ pháp lý
-
Xác định tài liệu, chứng cứ quan trọng cho vụ việc;
-
Gửi yêu cầu đến cơ quan, tổ chức có liên quan để thu thập tài liệu;
-
Hợp pháp hóa hồ sơ, chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án;
1.4. Bảo vệ quyền lợi khách hàng trong quá trình xét xử
-
Tham gia các phiên hòa giải, xét xử sơ thẩm và phúc thẩm;
-
Trình bày lập luận pháp lý vững chắc, bảo vệ tối đa quyền lợi cho khách hàng đảm bảo sự khách quan và đúng pháp luật trong quá trình xét xử.
1.5. Các thủ tục sau xét xử
Sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật Văn phòng Luật sư Đức Trọng tiếp tục:
-
Đại diện khách hàng yêu cầu thi hành án dân sự;
-
Theo dõi tiến trình thi hành án;
-
Giải quyết các phát sinh nếu có trong quá trình thi hành
Nhân sự của chúng tôi hầu hết đều có kinh nghiệm thực tế tham gia tố tụng, tư vấn và đại diện ngoài tố tụng, từng tham gia rất nhiều các vụ án tranh chấp phức tạp, đa dạng trong các lĩnh vực như tranh chấp về hợp đồng thương mại, hợp đồng hợp tác, hợp đồng đầu tư và lĩnh vực sở hữu trí tuệ; các tranh chấp dân sự về đất đai, thừa kế, lao động, hoạt động về báo chí,..; tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự, hành chính phức tạp. Vì vậy chúng tôi rất am hiểu sự vận dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nước vào đời sống thực tế. Từ đó, những giải pháp của chúng tôi luôn có sức nặng, tính khả thi và mang lại sự hiệu quả rất cao. Kinh nghiệm này được vận dụng rất hiệu quả khi chúng tôi tư vấn, giải quyết các vấn đề pháp lý cấp bách, hàng ngày của khách hàng, đặc biệt trong việc soạn thảo, đánh giá tính pháp lý của hợp đồng, văn bản pháp lý nội bộ của các doanh nghiệp và tổ chức.
PHÒNG PHÁP LÝ – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỨC TRỌNG
Trụ sở chính | Tầng 3, Tòa nhà Thương mại TTC Plaza Đức Trọng, 713 Quốc lộ 20, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. |
Văn phòng tại TP. HCM | 520/75 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM |
Hotline | 0961 523 300 |
Website | luatductrong.com |
ls.quynhmi@gmail.com |